Làng Rùa Hạ hôm nay

Giá sản phẩm : Liên hệ

Lưu ý : Chúng tôi là đơn vị sản xuất cơ khí đột dập, không phải là đơn vị thương mại nên tất cả yêu cầu của quý khách chúng tôi đều có thể thực hiện được với giá thành hợp lý nhất

THÔNG TIN HỖ TRỢ

Phòng Kinh Doanh

0984.204.938

0466.899.494

hung@langrua.com

Phòng Kỹ Thuật Sản Xuất

0902.126.974

cokhilangrua@gmail.com


Văn Phòng Giao dịch : Số 44 đường Lê Trọng Tấn, P. La Khê, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

Nhà máy sản xuất : Làng Rùa, Xã Thanh Thùy, Huyện Thanh Oai, Hà Nội

THÔNG TIN SẢN PHẨM

Không ở đâu, người đi thuê ruộng cày đã được tận hưởng hết hoa lợi lại được chủ cho thêm công để những cánh đồng màu mỡ đỡ bị bỏ hoang như ở Thanh Thùy, Thanh Oai, Hà Nội. Cũng chưa thấy ở làng nghề nào như phố, nhà cao cửa rộng, ôtô chật đường, mỗi ngày người bán hoa duy nhất của xã thu nhập đến tận 2 triệu đồng vì nhu cầu hưởng thụ của người dân ngày một cao. Một làng nghề mang bóng dáng… khu công nghiệp

 

Đất xưa nghề cũ

Cũng như những làng nghề khác, nghề kim khí ở Thanh Thuỳ khởi thuỷ bằng nghề làm đinh trống, đinh thuyền. Những năm kháng chiến, dân Thanh Thuỳ chuyển sang đúc vỏ gang cho lựu đạn, móng trâu, móng ngựa và tất cả những gì có liên quan đến kim loại, phục vụ chiến đấu và sản xuất của nhân dân.

Rồi những năm tháng khó khăn, trong cơ chế bao cấp, dân Thanh Thuỳ cũng muốn bung ra, ganh đua làm ăn với thiên hạ, nhưng ngặt nỗi cơ chế chưa cho phép.

Mãi đến những năm 84, 85 của thế kỷ trước, Nhà nước mở cửa cho dân làm ăn, người Thanh Thuỳ mới bắt đầu nhập cuộc. Mở màn là làm đinh ốc theo nghề cũ, rồi mua thêm tôn, chế thêm những chi tiết máy cơ khí, dần dần cứ thế mà phát triển theo nhu cầu của thị trường.

Dân Thanh Thuỳ vốn mộc mạc, chân chất, bám nghề, bám luôn cả truyền thống quê hương nên làm ăn vẫn không có cái ma lanh, lợi dụng của dân buôn bán mà chỉ cốt lấy sự thật thà để cầu may. Chỉ thế thôi mà người khắp nơi kéo đến nơi đây làm ăn.

Trong ký ức của mỗi người dân nơi đây, những năm đầu mới bắt đầu gia nhập cơ chế mới, Thanh Thuỳ như một người “cùng đinh” của Thanh Oai, nghèo đói, học thấp, cả xã số người đi học trung học chỉ đếm trên đầu ngón tay. ấy thế mà chỉ vài năm sau, Thanh Thuỳ lột xác…

 

Hiến tay để mưu sinh

Đó cũng là lúc Thanh Thuỳ bị đồn thổi nhiều nhất, khiến cả làng ai cũng xao động, không vững tâm làm ăn. Nào là làng hiến ngón tay, nào là làng có bảo hiểm y tế thì ngành y tế sẽ phá sản, nào là ăng ten chảo “made in Rùa Hạ” đi khắp đất nước, rồi nữa là làng ra đường gặp triệu phú…

Cánh báo chí đến Thanh Thuỳ đôi khi cũng không được nhân dân tiếp đón mặn mà, vì họ sợ bị lên phương tiện truyền thông, các cơ quan thuế lại có điều kiện “hỏi thăm”. Người quê vốn ít học, công ty thành lập đàng hoàng thật nhưng kiến thức pháp luật thì hạn chế lắm.

Thanh Thuỳ có 1.900 hộ, gần 7.000 nhân khẩu chia thành 6 thôn trên một diện tích đất tự nhiên khoảng 550 ha. 80% dân Thanh Thuỳ làm nghề kim khí, trong đó thôn lớn nhất là Rùa Hạ, mà mọi người vẫn gọi vui là “Khu công nghiệp Rùa Hạ”.

Thanh Thuỳ xưa được xây dựng bám theo dòng sông Nhuệ, nhưng theo thời gian, đến thời Pháp thuộc, người Tây đã nắn dòng để con sông Nhuệ không chảy qua đây để mùa khô không bị hạn và mùa mưa không bị lũ. Chính điều này đã để lại cho Thanh Thuỳ một mảnh đất màu mỡ, với nhiều tiềm năng để phát triển.

Giờ các thôn của Thanh Thuỳ đều bám vào con đường tỉnh lộ 427 để tiện bề làm ăn. Nghe anh Lý Duy Bình – Phó Chủ tịch xã kể về lai lịch, Thanh Thuỳ mang hàm ý nói về người con gái sống thanh cao mà thuỳ mị, hiền hậu.

Lại được đi trên con đường của xã, bên cạnh những cánh đồng lúa xanh mướt, hàng loạt những khu công nghiệp nhà xưởng được mọc lên hệt như những khu công nghiệp phố thị, chúng tôi vẫn bắt được cái cảm giác, sao mà yên ả và bình lặng đến thế.

Lần đầu tiên đến Thanh Thuỳ, đúng vào hôm trời nóng mà mất điện, các nhà xưởng dù mới 10h sáng, công nhân đã để ngực trần, ngồi hóng gió, tôi không tin đây là một “khu công nghiệp” nổi tiếng đất Thanh Oai.

Nhưng lần thứ hai về lại, dù đã 12h trưa, tiếng máy dập, máy cắt, tiếng búa, tiếng khoan chát chúa, rồi cả những tia lửa hàn vẫn phóng ra mạnh mẽ, trong những ánh mắt cười vui của những người công nhân cần cù.

Làng Rùa Hạ hôm nay

 

Theo số liệu cũ, “Khu công nghiệp Rùa Hạ” có đến 26 công ty, còn sau ngày 1-8 thì UBND xã cũng chưa có con số thống kê cụ thể. Các công ty này chuyên gia công, sản xuất phụ tùng ôtô, xe máy cho các công ty lớn như Honda, VMEP, đồ gia dụng của Hoà Phát, Xuân Hoà, các bộ khung ăng ten chảo cho một số công ty của Trung Quốc theo đơn đặt hàng.

Số lượng công ty không nói lên điều gì vì ở đây, nhà nào cũng có cơ sở sản xuất, từ nhà đồng chí Chủ tịch xã với 10 công nhân đến chị Chủ tịch Hội Phụ nữ xã kiêm Trưởng thôn Rùa Hạ với dăm bảy công nhân.

Đào tạo nghề ở đây khá đơn giản, chỉ 1 tuần là ai cũng có thể trở thành công nhân thành thục. Chính thế mới chủ quan, nên chuyện 70% hộ gia đình làm nghề bị tai nạn lao động ở tay đã không trở thành chuyện thương đau mà thành chuyện tầm phào “ai bảo không để ý”.

Những đôi bàn tay làm ra nhiều sản phẩm, nhưng cũng thiếu đi phần đầy đặn, mất một hai đốt, bị chém cả bàn, rồi 1/4 bàn tay nhìn mãi cũng thấy quen.

Cũng may, chưa ai phải “tử nghiệp” nên vẫn bám được với nghề. Mà cũng lạ, như bị nghề ám, mới hôm qua còn bị máy phang cho sứt tay, thế mà chỉ điều trị qua loa, có khi chỉ lên y tế xã thôi, mai đã thấy đứng máy rồi.

Giàu nhưng không tệ nạn

Giàu hay nghĩ chuyện ăn chơi, nhưng ở Thanh Thuỳ thì không thế. Giám đốc nhiều công ty ở đây phần lớn là những người sinh năm 1983, 1984. Có người học mà trưởng thành, có người từ nghề đi lên nhưng thu nhập anh chị nào cũng trên dưới chục tỷ hàng năm.

Cũng xây dựng cho mình những hình ảnh cự phách của những doanh nhân trẻ thành đạt, người trẻ ở Thanh Thuỳ cũng rất biết tạo phong cách, quần áo, tác phong công nghiệp và vẻ đường trường trong những chuyến ký kết hợp đồng bằng “xế hộp vài trăm triệu”.

Các bậc lão làng, trưởng bối bảo “chúng nó cũng ra dáng lắm”. Người giàu ở Thanh Thuỳ đầu tư vào nhà xưởng đã đành, họ còn bắt đầu lấn sang đất học của những xã hàng xóm như Cao Viên, Đàm Viên.

Có điều kiện, nhà nào cũng cố gắng cho con đi học THPT ở TP Hà Đông, có người vào trường chuyên tỉnh như Nguyễn Huệ hay Lê Quý Đôn, còn nếu không cũng sang Thường Tín học cho nó sát thành phố. Nhiều năm trước, ở Thanh Thuỳ số người đi học đếm trên đầu ngón tay thì giờ đây, số cử nhân đại học ngày càng nhiều thêm.

Rất nhiều gia đình như ông Đoàn Văn Huấn ở thôn Rùa Hạ, cố công cho 3 người con đi học đại học, đặc biệt là theo nghề y, vì ở làng tai nạn trong nghề đã không còn là vấn đề nhỏ nữa.

Anh Phạm Thành uỷ – Trưởng Công an xã có vẻ “tự hào” vì “thành tích” an ninh trật tự của xã mình, vì giàu nhất huyện mà địa bàn cũng “lành” nhất huyện.

Ngay cái cách đặt tên thôn cũng thấy dân ở đây hiền lành – thôn Rùa, lại còn phân thành Thượng và Hạ. Dân Rùa Hạ khá giả, làm ăn nhiều, bị lừa cũng nhiều nhưng chưa thấy đi lừa thiên hạ bao giờ.

Anh Lý Duy Bình kể: Hồi đầu mới nhập cuộc, thấy dân Rùa Hạ có thể bắt nạt, người nơi khác đến đây thành lập công ty, mua chịu hàng của các cơ sở sản xuất trong xã, rồi bán sản phẩm lại cho công ty khác bên ngoài địa phương.

Đến khi thanh toán, một hai lần đầu trả tiền sòng phẳng, nhưng thấy dễ kiếm quá, đến lần thứ thứ ba thì “mất dạng” đóng cửa cả công ty, dân trong xã không biết đường nào mà tìm.

Nhưng như được trời thương, những nạn nhân của những vụ làm ăn như thế, nhờ vào cái nền tảng gốc của làng nghề, quan hệ anh em xóm giềng, nương tựa vào nhau nên chưa có ai bị phá sản.

Chị Nguyễn Thị Xuân – Chủ tịch Hội Phụ nữ xã còn nói: ở Thanh Thuỳ, xe máy, ôtô để thoải mái ngoài đường, có khi cả qua đêm mà không sao, nhưng người ở nơi khác đến đây, có khi chỉ con chó, con mèo cũng mất.

Trở lại với câu chuyện không tệ nạn. Anh uỷ bảo: Cả xã chỉ có 4 người nghiện ma tuý, toàn là đi làm ăn xa, bị rủ rê rồi về xã cho các em, các cháu dùng thử, thế là mắc nghiện chứ còn ở đây, ai cũng bận làm nghề, kiếm tiền nuôi gia đình thì lấy đâu ra thời gian đua đòi hút chích.

Cả xã bói không ra một quán cà phê giải khát và karaoke vì trong nhà ai cũng có điều kiện đầy đủ, không có nhu cầu thưởng thức dịch vụ nên tệ nạn cũng vì thế mà khó xâm nhập.

Anh uỷ chỉ đang đau đầu làm sao phá được một tụ điểm ma tuý nhức nhối là của Vũ Bá Nhật, thôn Dụ Tiền, một đối tượng chuyển HIV/AIDS đang bán lẻ ma tuý tại nhà cho nhiều đối tượng ở nơi khác.

154 hộ nghèo, chiếm 8% tổng số hộ, rơi vào hầu hết những gia đình hết tuổi lao động, người già cô đơn, tàn tật có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau bệnh tật.

Con số ấy sẽ chẳng là gì khi chứng kiến một vùng quê yên bình, với rất nhiều những người nông dân đang xây dựng cho mình một cuộc sống ngày càng đủ đầy hơn. Tiễn chúng tôi khỏi “Khu công nghiệp Rùa Hạ” là một công chức tốt nghiệp Học viện Hành chính Quốc gia còn rất trẻ với đầy ăm ắp những dự định phát triển quê hương.

Chúng tôi tin, với những người trẻ như anh, Thanh Thuỳ sẽ không còn là một khu công nghiệp tầm xã, mà là huyện, thành phố với những quy hoạch cụ thể và an toàn hơn cho người lao động, để họ không phải “đột ngón” để mưu sinh như một thời đã mang danh.



KHÁCH HÀNG LÀNG RÙA

Công Ty TNHH Viễn Thông FPT

Được thành lập ngày 31/01/1997, Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) khởi đầu từ...

Tập đoàn Vingroup – Công ty CP

Tập đoàn Vingroup – Công ty CP (gọi tắt là “Tập đoàn Vingroup”), tiền…

Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC

Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (Mã chứng khoán HOSE:FLC, VN30:FLC) được thành...

TIN TỨC MỚI NHẤT

0902.126.974
0246.2593.344