Giá sản phẩm : Liên hệ
Lưu ý : Chúng tôi là đơn vị sản xuất cơ khí đột dập, không phải là đơn vị thương mại nên tất cả yêu cầu của quý khách chúng tôi đều có thể thực hiện được với giá thành hợp lý nhất
Phòng Kinh Doanh
hung@langrua.com
Phòng Kỹ Thuật Sản Xuất
cokhilangrua@gmail.com
Văn Phòng Giao dịch : Số 44 đường Lê Trọng Tấn, P. La Khê, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội
Nhà máy sản xuất : Làng Rùa, Xã Thanh Thùy, Huyện Thanh Oai, Hà Nội
1. Tên làng
Tiểu sử Làng Rùa trước là Làng Đàn giản , tức làng Rùa hạ ngày nay. Từ xưa tới nay không có bút tích nào ghi lại về nguồn gốc Tên làng xuất xứ từ bao giờ , hoặc gia đình nào, chi tộc nào khai sinh ra quê hương làng Rùa mà được tồn tại cho thế hệ hôm nay và mai sau .
Theo truyền thuyết, cũng như căn cứ vào Ngọc phả còn lưu laị tại đình làng ta , trùng hợp với Ngọc phả của các đình làng thôn Từ am – thôn Gia vĩnh và thôn Dư dụ , đồng thời căn cứvào lịch sử Giáo hội công giáo Việt nam thì Tên Trại Rùa, Trại am , xã Đàn giản đã có từ thời Nguyễn bính 1572 , nhất là thời vua Minh mệnh cấm đạo công giáo , đã nói đến tên tuổi trại Rùa trong sử sách Công giáo,qua đó chứng minh được rằng ,địa danh làng Rùa đã có từ hàng ngàn năm rồi .
+Tên làng Rùa có ý nghĩa gì :
Theo truyền thuyết kể lại , cũng như các nhà địa lý giải thích: Đặt tên làng Rùa là dựa trên địa hình Thổ cư hình mai con Rùa , dọc giữa làng thì cao, xung quanh thì thấp dần , đồng ruộng bao bọc quanh làng . Lại có truyền thuyết kể lại;
Từ xa xưa khi các Cụ mới định cư,khai sinh ra trại Rùa trong những buổi sáng ,các Cụ thường ra đồng thăm lúa và hoa mầu , nhiều lần gặp những chú Rùa vàng bò trên đường đi, khi gần tới , thì các chú Rùa vàng biến mất, nhiều lần gặp Điềm lạ như vậy , tin lành đồn đi xa, do đó bà con dân làng có ấn tượng sâu sắc, từ đó quen gọi là làng Rùa và cũng là tên chính thức hiện nay. Đặc biệt tên và biểu tượng con Rùa còn có ý nghĩa : Cao đẹp , trường tồn, vĩnh cửu Tên Rùa còn được miêu tả trong các câu chuyện dân gian, có phép mầu như Thần Kim quy,Rùa vàng Hoàn kiếm cho Vua Lê, trong văn miếu Quốc Tử giám cũng được trưng bầy hàng trăm con Rùa đá,biểu trưng cho các bậc hiền triết.chính nhờ đó qua nhiều thế hệ,từ cổ tới kim người dân rất trân trọng yêu mến danh từ đó, vì đã được chính các cụ tổ tiên khai sinh và đặt tên cho
Làng Rùa, từ xa xưa còn gọi là làng Đàn giản. Vào đầu thế kỷ 16, thời Nguyễn Bính năm 1572, làng Rùa sát nhập với làng Thượng và xóm Từ Am, gọi là xã Đàn giản .Thời gian đầu khi mới nhập đạo, những gia đình theo đạo gọi là thôn Giáo, còn những gia đình không theo đạo thì gọi là thôn Trung, những gia đình tuy theo hai đạo khác nhau , nhưng cùng chung sống lẫn nhau, trên cùng một địa bàn dân cư .
Từ năm 1900 đến 1930 xã Đàn giản sát nhập với xã Vĩnh thị và xã Gia dụ, rồi đổi tên là xã Thuỳ dụ. Từ năm 1930 đến năm 1953 xã Thuỳ dụ sát nhập với xã Văn hoá (tức xã Thanh văn ) rồi gọi tên chung là xã Văn thuỳ, thuộc tổng Hà liễu, quận Văn điển, tỉnh Hà đông .
Từ năm 1954 xã Văn thuỳ phân chia làm hai xã như cũ, xã Văn hoá đổi tên là xã Thanh văn, còn xã Thuỳ dụ cũ đổi tên là xã Thanh thuỳ, hai xã này cùng thuộc huyện Thanh oai, tỉnh Hà tây.
2+Vị trí địa lý, hành chính .
Làng Rùa (còn gọi là Đàn giản), nằm về phía nam thủ đô Hà nội cách trung tâm Hà nội khoảng 15 cây số theo đường chim bay, sinh sống hai bên triền sông Nhuệ giang .
Làng Rùa, nay gọi là thôn Rùa hạ, cũng như nhiều làng quê khác có luỹ tre xanh bao bọc quanh làng, có đồng chiêm trũng rộng bát ngát có giếng nước, cây đa,cây đề,cổng làng, nhiều nhà trồng những cây cau, cao thẳng ,những buồng hoa cau toả mùi hương cau thơm mát,đậm tính đồng quê Việt Nam , nhiều cây gạo lớn ở cửa nhà Thờ, ở bãi nâu,ở đình làng, ở nền tạm,ở khu Vườn thánh, tất cả cùng đua nhau nở hoa khoe sắc đỏ chói bừng sáng hồng in trên nền trời xanh.Làng ta có nhiều di sản văn tôn giáo, như nhà Thờ, đình chùa, miếu mạo, vườn thánh,lại có dòng sông Nhuệ giang từ Cầu đen chẩy về đem phù sa mầu mỡ cho đồng ruộng, rồi chẩy ra cầu Chiếc, chẩy xuôi xuống Đồng quan . Dòng sông Nhuệ chẩy qua, khác chi mạch máu hồng tươi chảy dọc giữa cơ thể nuôi dưỡng đồng quê, đã chia làng ta thành hai khu dân cư, phía đông là xóm Trại, phía tây dòng sông gọi là xóm Thượng và xóm trung, liền kề quốc lộ 71, thuận lợi cho việc đi lại bang giao với các nơi .
Làng ta muốn đi Thủ đô Hà nội, có 3 lối :
+Lối 1:từ làng qua làng Gia vĩnh, dư dụ, qua cầu Chiếc rồi tới Thường tín, thẳng quốc lộ 1 rồi lên Hà nội, khoảng 25 cây số.
+ Lối 2: Từ làng qua Bối khê , Bình đà, Thạch bích, Ba la, lên thị xã Hà đông rồi thẳng tới Hà nội, khoảng 20 cây số .
+Lối 3: Từ làng qua thôn rùa thượng cầu đen Vanh giả, rồi tới Quỳnh đô, Văn điển tới quốc lộ 1 rồi thẳng tới Hà nội, khoảng 17 cây số .
3 + Đặc điểm địa dư các xóm xưa và nay :
Làng Rùa ta từ xa xưa,chia làm 3 xóm chính
a+ Xóm Thượng : nằm ở phía tây bắc sông nhuệ,có một chiếc cổng làng xây bằng gạch rất kiên cố,ở vị trí ngang nhà anh Ninh loan bây giờ, xóm thượng, có ngôi nhà thờ, nhà xứ, có khu Vườn thánh, có giếng nước cây đề cổ thụ, xóm thượng được kể từ nhà thờ trở lên cổng làng, trước năm 1954, dân cư chỉ ở từ cổng làng trở xuống nhà thờ,lối ra bờ giếng chỉ đến nhà ông Nhâm là cuối cùng . ngày nay 2005 dân số đã tăng nhiều, bà con dân làng đã làm nhà vượt ra khỏi cổng làng hết khu ruộng móc rắn,gần hết khu ruộng mả lê, kín cả khu bờ giếng, và khu sau ao. Xóm Thượng đất chật người đông, kinh tế thì nghèo, trước năm 1954 cả xóm chỉ có 9 ngôi nhà ngói đơn sơ ( nhà cụ nhiêu Thăng, cụ Quý Viết, cụ Trừ Tịnh, cụ Hương Nhân, cụ Kiểm Cốc, cụ Sử, cụ Quản Tuynh cụ Nguyên Hưởng, cụ Trang Đài)
Được thành lập ngày 31/01/1997, Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) khởi đầu từ...
Tập đoàn Vingroup – Công ty CP (gọi tắt là “Tập đoàn Vingroup”), tiền…
Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (Mã chứng khoán HOSE:FLC, VN30:FLC) được thành...